Các câu hỏi liên quan đến mẫu 04/SS-HDDT
Mẫu 04/SS-HDDT xuất hiện khi Việt Nam quản lý hóa đơn bằng hệ thống quản lý hóa đơn điện tử tập trung của Tổng Cục thuế. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng mẫu này.
1/ Khi nào lập mẫu 04/SS-HDDT
Có 02 trường hợp lập mẫu 04/SS-HDĐT là
> Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT về hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập và gửi cho người mua
> Trường hợp hóa đơn điện tử có hoặc không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì không phải lập lại hóa đơn, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
Hiện nay, không có ràng buộc về việc phải chờ cơ quan thuế duyệt xong mẫu 04/SS-HDDT và có phản hồi chấp nhận thì mới được xuất hoá đơn mới mà chỉ có quy định người bán
> Sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót > Mẫu số 04/SS-HĐĐT gửi bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh |
Các câu hỏi liên quan đến mẫu 04/SS-HDDT
– Lập hóa đơn thay thế: Không phải gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT.
A2: Khi lập hóa đơn điều chỉnh hoặc hóa đơn thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 123 thì không phải lập Mẫu số 04/SS-HĐĐT
A3: Trường hợp hóa đơn có sai sót được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, đơn vị có thể lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế và không phải gửi thông báo 04/TB-SSĐT.
Trường hợp NNT đã gửi thông báo 04/TB-SSĐT cho các hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì thông báo này vẫn được coi là đúng quy định (thực tế có thể phát sinh trường hợp này khi người nộp thuế gửi thông báo 04/TB-SSĐT trước khi lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế)
A4: Theo công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử
– Trường hợp hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót, người bán thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế thực hiện cấp mã cho hóa đơn điện tử mới do người bán lập gửi đến cơ quan thuế theo quy định, hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế; sau đó cơ quan thuế ban hành thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán
– Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và người mua hoặc người bán phát hiện sai sót, đối với trường hợp người bán thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế ban hành ngay thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán.
A5: Thông báo sai sót Mẫu số 04/SS-HĐĐT được ký số thì dữ liệu của thông báo này đã được bảo vệ bằng chữ ký số. Khi đó, không tổ chức, cá nhân nào có thể can thiệp để thay đổi dữ liệu kể cả cơ quan thuế. Trong trường hợp này, người nộp thuế có thể lập thông báo sai sót Mẫu số 04/SS-HĐĐT chọn tính chất “Giải trình” để giải trình lý do việc lập hóa đơn thay thế và gửi đến cơ quan thuế.
A6: Theo quy định tại điểm b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, việc lập Biên bản điều chỉnh là do người mua và người bán tự thỏa thuận. Trường hợp người bán đã thực hiện điều chỉnh hóa đơn thì không cần gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT
2/ Chậm nộp mẫu 04/SS-HDDT bị xử phạt như thế nào?
Theo Cục Thuế TP Hà Nội, công ty thực hiện thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC.
Việc chậm gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT có rủi ro vi phạm Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Điều 29. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.
Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.
6. Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định tại Điều 23, 25 Nghị định này thì không áp dụng Điều này khi xử phạt vi phạm hành chính.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều này.
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Giám đốc vận hành
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
- CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
- Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59
- Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Website: https://uydanh.vn/ Email: info@uydanh.vn
Comments are closed.